Hợp đồng phái sinh – Chìa khóa mở ra cánh cửa đầu tư linh hoạt

Hợp đồng phái sinh – Chìa khóa mở ra cánh cửa đầu tư linh hoạt

Thị trường tài chính luôn ẩn chứa muôn vàn cơ hội, nhưng cũng không thiếu những rủi ro. Trong bối cảnh đó, hợp đồng phái sinh nổi lên như một công cụ tài chính linh hoạt, cho phép nhà đầu tư khám phá những chân trời mới ngoài thị trường chứng khoán truyền thống, đồng thời quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Hãy cùng VIETCOM tìm hiểu khái niệm hợp đồng phái sinh, chi tiết về từng loại hợp đồng, cách tính giá, và danh mục hàng hóa đa dạng trên thị trường.

1.   Hợp đồng phái sinh

Hợp đồng phái sinh là một thỏa thuận tài chính đặc biệt, giá trị của nó không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở khác. Trong thị trường hàng hóa phái sinh, tài sản cơ sở chính là các mặt hàng thiết yếu như dầu thô, cao su, cà phê, hay ngô,…

Bốn loại hợp đồng phái sinh phổ biến nhất bao gồm:

  • Hợp đồng tương lai (Futures contract)
  • Hợp đồng quyền chọn (Options contract)
  • Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract)
  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract)
Hợp đồng phái sinh
Hợp đồng phái sinh mang cho nhà đầu tư nhiều lợi ích quan trọng

2. Lợi thế 

  • Bảo vệ: Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng phái sinh như một tấm khiên, bảo vệ giá trị hàng hóa của mình trước những biến động không lường trước của thị trường.
  • Tìm kiếm lợi nhuận: Với sự nhạy bén và khả năng phân tích, nhà đầu tư có thể tận dụng những biến động giá hàng hóa để tạo ra lợi nhuận hấp dẫn.

Ngoài ra, hợp đồng phái sinh còn mở ra cánh cửa tham gia thị trường mà không cần sở hữu trực tiếp tài sản cơ sở, đồng thời cho phép sử dụng đòn bẩy để gia tăng tiềm năng lợi nhuận (hoặc rủi ro).

3.   Các loại hợp đồng phái sinh

o   Hợp đồng tương lai

Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lại với một mức giá nhất định.

Bên mua – Bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước

Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước

o   Hợp đồng quyền chọn

Khái niệm: Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, vào một thời điểm xác định trước.

Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó

Quyền chọn mua (call options): Cho phép người nắm giữ quyền mua một tài sản với một giá cụ thể trước hoặc đúng ngày đáo hạn

Quyền chọn bán (Put Options): Cho phép người nắm giữ quyền bán một tài sản với một giá cụ thể trước hoặc đúng ngày đáo hạn

o   Hợp đồng kỳ hạn

Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định thỏa thuận từ hôm nay.

Như vậy hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay

o   Hợp đồng hoán đổi

Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định.

Bên mua – bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước

Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước

Trong thị trường tài chính một hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó

Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình

Khi mới xuất hiện công cụ này vào đầu thập kỷ 80 các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các bên cụ thể có nhu cầu bổ sung cho nhau. Các ngân hàng thu phí cho làm đại diện trong các giao dịch này

Thị trường càng phát triển ngân hàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện các bù trừ với tất cả trạng thái với các bên ngang nhau và đối nghịch. Thu nhập được tạo ra từ sự chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán và nhận được, hoặc phí trả trước để dàn xếp.

4   Lời kết

Thị trường phái sinh hàng hóa là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc. Bằng cách nắm vững các loại hợp đồng và danh mục hàng hóa, nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa cơ hội và quản lý rủi ro hiệu quả, từng bước chinh phục thành công trên thị trường này.