Hàng hoá phái sinh và chứng khoán khác nhau như thế nào?

So sánh sự khác nhau giữa chứng khoán và hàng hoá phái sinh

Hàng hoá phái sinh và chứng khoán là 2 thị trường khác nhau nhưng vẫn thường gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư. Vậy hãy cùng chúng tôi so sánh sự khác nhau giữa chứng khoán và hàng hóa phái sinh.

Thị trường tài chính hiện nay được coi là mảnh đất “màu mỡ” cho những nhà đầu tư muốn có nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, cùng với những lợi nhuận lớn, các sân chơi như Bitcoin, chứng khoán, bất động sản, phái sinh hàng hóa hay thị trường ngoại hối (Forex) cũng mang theo nhiều rủi ro khá lớn. Để đầu tư một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro. Dưới đây là một so sánh giữa ưu và nhược điểm của hai kênh đầu tư tiêu biểu là chứng khoán và hàng hoá phái sinh.

hàng hoá phái sinh
Thị trường hàng hoá phái sinh giao dịch các loại hàng hoá cụ thể

 

Tiêu chí  Chứng khoán  Hàng hóa phái sinh
Bản chất  Chứng khoán là giao dịch mua bán cổ phần của 1 công ty Hàng hóa phái sinh là giao dịch 1 loại hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép…trên sàn giao dịch. 
Môi trường đầu tư   Linh hoạt lựa chọn trường phái đầu tư thích hợp: tùy vào mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro mà Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn trường phái đầu tư. Phái sinh tiếp cận tới mọi đối tượng mong muốn giao dịch: những Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, Nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá.
Tính thanh khoản Tính thanh khoản trung bình vì trong chứng khoán một giao dịch chỉ được thực hiện trong trường hợp người mua muốn mua và người bán muốn bán một lượng cổ phiếu nào đó. Một giao dịch lần lượt trải qua hai quá trình riêng rẽ là mua và bán, có nghĩa là bạn phải mua vào rồi sau đó mới có thể bán ra. Hàng hóa giao dịch với thế giới nên tính thanh khoản cao. 
Mức ký quỹ Mức ký quỹ thấp theo tỉ lệ 1:3 (tức là nếu bạn có 100 triệu bạn sẽ chỉ vay được 300 triệu) Mức ký quỹ cao (hợp đồng hàng hoá ví dụ café mức ký quỹ 1/10 tức hợp đồng cà phê 330 triệu 1 hợp đồng thì mình chỉ ký quỹ 33 triệu – 10% là có thể mua 1 hợp đồng cà phê). So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc BĐS thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó, nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.
Cách mua bán, rút tiền Cách mua bán bên chứng khoán là giao dịch mua bán 1 chiều chỉ có chứng khoán lên mới có lãi còn chứng khoán xuống chơi chứng khoán.

Mua ván rút tiền qua công ty chứng khoán hoặc lên sở chứng khoán.

Giao dịch mua bán hai chiều nên nhà đầu tư vẫn kiếm tiền được khi thị trường lên và khi thị trường xuống (mua bán 2 chiều). Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.

Mua bán qua công ty hàng hóa lên sở hàng hóa.

Độ rủi ro  Giá chứng khoán biến động chậm nên giao dịch ít rủi ro.  Mức độ biến động nhẹ nhàng phù hợp với những ai phân tích kỹ thuật tốt. Gia tăng lợi nhuận từ việc xác định trước chi phí cố định, rủi ro ở mức xác định trước.

Hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất nến giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và cũng không quá cao vì tuân theo quy luật cung cầu

Bên cạnh đó vì được nhà nước và bộ công thương bảo hộ nên giao dịch hàng hóa phái sinh không sợ rủi ro. 

Công cụ hỗ trợ  Giao dịch qua nhân viên, giao dịch trực tuyến qua web, giao dịch qua app trên điện thoại nên dễ dàng linh hoạt hơn.  Giao dich qua nhân viên, giao dịch qua phần mềm trên window 10 máy tính, chưa có giao dịch qua điện thoại vì hệ thống còn mới nên hơi bất tiện. 
Phí giao dịch  Phí margin qua đêm khá cao giao động 0.35-0.15% Thị trường hàng hóa phái sinh chỉ trả (0.07-0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra, không thu thêm bất kỳ loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay).
Tính đòn bẩy  Sử dụng đòn bẩy tài chính không quá cao giúp hạn chế rủi ro thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu giảm giá. Sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác của Phái sinh so với Chứng khoán. Khi tham gia giao dịch, Nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra 1/10(ký quỹ) giá trị của Hợp đồng.
Cường độ giao dịch  Thời gian giao dịch bị hạn chế do quy định về thời gian thanh toán bù trừ T+3. Tức là từ ngày bán chứng khoán đến 3 ngày sau nhà đầu tư mới nhận được tiền chứ không được nhận ngay lúc bán Cường độ giao dịch linh hoạt. Cách thức giao dịch trên thị trường Phái sinh cơ bản giống Cổ phiếu. Tuy nhiên, tính chất linh hoạt của các sản phẩm trong Phái sinh có thể thực hiện bán khống (Mở vị thế bán), giao dịch T+0 chốt lời/chốt lỗ ngay trong ngày.
Tính minh bạch  Báo cáo tài chính đôi lúc không được minh bạch tùy uy tín và quy mô từng công ty.  Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.

 

Pháp luật  Được nhà nước cấp phép hoạt động. Được Bộ Công Thương cấp phép và hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. 

 

Xét về tổng thể, chứng khoán và hàng hoá phái sinh đều được nhà nước bảo hộ, chứng khoán thanh khoản có giới hạn và được trả cổ tức hằng năm, nhà đầu tư có thể mua dài hạn những cổ phiếu có cổ tức tốt. Hàng hóa có thanh khoản lớn, biến động mạnh, có thể giao dịch dù kinh tế phát triển hay khủng hoảng đều có thể kiếm lợi nhuận.

Để cập nhật kiến thức chuyên sâu về hàng hóa phái sinh và thông tin thị trường mới nhất, hãy theo dõi VIETCOM – Đầu tư thông thái, gặt hái trường tồn.