Vàng và bạc: tài sản phòng thủ cơ bản

Vàng và bạc tài sản phòng thủ cơ bản trong đầu tư

vàng và bạc đã trở thành một trong những kênh đầu tư hấp dẫn trên thế giới, đây là kênh đầu tư trú ẩn an toàn trong thời gian khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Bài viết này sẽ tìm hiểu về giá trị phòng thủ của 2 loại tài sản này và xu hướng biến động của nó trong tương lai.

1. Giới thiệu chung về vàng và bạc

  • Vàng

Vàng hay kim là nguyên tố hóa học có ký hiệu Au và số nguyên tử 79, một trong những nguyên tố quý, có số nguyên tử cao tồn tại ngoài tự nhiên. 

Là một nguyên tố tương đối hiếm, vàng là kim loại quý đã được sử dụng làm chất phản xạ neutron trong vũ khí hạt nhân, và để đúc tiền, đồ trang sức và nghệ thuật khác trong suốt lịch sử được ghi lại. Trước đây, một tiêu chuẩn vàng thường được thực hiện như một chính sách tiền tệ, nhưng tiền vàng đã không còn được coi là một loại tiền tệ lưu hành trong những năm 1930, và tiêu chuẩn vàng thế giới đã bị thay thế bằng một hệ thống tiền tệ định danh sau năm 1971.

Vàng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như y tế, thực phẩm, công nghiệp, điện tử, hóa học, … Tuy nhiên, vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác.

  • Bạc

Bạc là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag và số hiệu nguyên tử bằng 47. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất và có tính dẫn điện cao nhất trong các kim loại.

Vàng và bạc được sử dụng để trang trí và như đồ dùng gia đình, để buôn bán, tránh nhiễm khuẩn/nhiễm độc và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ. Trong một thời gian dài nó được coi là kim loại quý thứ hai sau vàng. Từ thế kỷ 19 – 20, công dụng của bạc trong y học được khám phá: mũi khâu bạc giúp giảm viêm cho vết thương. Đầu thế kỷ 20, các bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt bạc nitrat để ngăn ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Vào những năm 1960, NASA đã phát triển  máy lọc nước giải phóng ion bạc để tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch nước bên trong tàu vũ trụ.

Trong tương lai, bạc sẽ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, điển hình là trong cách ngành công nghiệp xanh như sản xuất pin mặt trời, xe điện, hay trong y tế, …

Bạc trong tế bào quang điện: Là chất dẫn điện tốt nhất, bạc mang và lưu trữ electron tự do rất hiệu quả, từ đó tối đa hóa công suất điện của pin mặt trời. Theo một nghiên cứu từ Đại học Kent, một tấm pin mặt trời điển hình có thể chứa tới 20g bạc.

Bạc trong xe điện: Bạc là vật liệu quan trọng trong lĩnh vực ô tô khi hơn 55 triệu ounce bạc được sử dụng cho riêng ngành công nghiệp này mỗi năm. Các nhà sản xuất xe ô tô phủ bạc lên các điểm tiếp xúc điện trên ghế, cửa sổ và các thiết bị điện tử khác trên xe để cải thiện độ dẫn điện.

Bạc trong y tế: Bạc sở hữu tính sát khuẩn tuyệt vời, cùng với những ion bạc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: khẩu trang nano chứa bạc, thành phần các loại cao xoa và băng dán vết thương có chứa bạc… Công nghệ nano bạc cũng được ứng dụng trong chế tạo máy lọc nước.

2. Tại sao vàng và bạc là tài sản phòng thủ cơ bản?

Tính thanh khoản tốt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng vàng và bạc ở khắp mọi nơi, vì thế có thể dễ dàng mua bán vàng và bạc. Vậy nên với những nhà đầu tư khối lượng nhỏ thì vàng và bạc là 2 kênh có độ thanh khoản rất hấp dẫn. Tuy nhiên, Theo Rohit Savant, phó Chủ tịch nghiên cứu tại công ty tư vấn hàng hóa CPM Group, có trụ sở tại New York, cho biết thị trường vàng có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với thị trường bạc. Vì vậy, những nhà đầu tư giao dịch với khối lượng lớn sẽ ưu tiên thị trường vàng hơn vì sự thiếu thanh khoản tương đối trên thị trường bạc có thể khiến một số người có nhu cầu mua kim loại quý quy mô lớn lựa chọn vàng thay thế cho bạc.

Độ bền theo thời gian

Vàng và bạc hay kim loại quý nói chung có đặc tính vật lý và hoá học tương tự nhau với độ bền, độ cứng, tính thẩm mỹ cao. Với môi trường thông thường, vàng và bạc sẽ tồn tại mãi mãi, không bị hư hỏng, ăn mòn (ít).

Giá trị tăng theo thời gian, dễ cất trữ

Trong dài hạn, vì là kim loại quý, nguồn cung vàng và bạc không phải là vô tận nên chắc chắn giá trị của chúng sẽ tăng lên trong tương lai. Mặc dù, đôi khi thị trường vàng và bạc giảm giá hoặc sức mua bán giảm. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vàng, bạc bị giảm giá trị, tính theo thời gian lâu dài.

Ngoài ra, trong thời kỳ các khoản đầu tư tài chính có nhiều biến động, lịch sử đã chứng minh các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang mua vàng và bạc như một phương thức bảo hiểm cho việc chống lại lạm phát và đề phòng các tổn thất đầu tư.

3. Các yếu tố tác động đến giá vàng và bạc

Sức mạnh của đồng USD: Đồng USD càng lên giá thì giá vàng và bạc sẽ càng hạ xuống

Hành động của ngân hàng trung ương về lãi suất: Triển vọng lãi suất giảm sẽ dẫn đến tăng giá vàng và bạc tăng lên để bảo vệ giá trị.

Tốc độ nợ công: Tốc độ nợ công tăng cao ở nhiều nước khiến tình trạng cung tiền ngày một tăng. Như vậy nhiều khả năng các ngân hàng trung ương lớn như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ mua vàng mạnh, đẩy thị trường vàng vào sự khan hiếm và khiến giá vàng tăng lên.

Căng thẳng địa chính trị: Cụ thể, nếu căng thẳng giữa Nga – Ukraine hay Israel – Palestine không có dấu hiệu giảm nhiệt thì giá vàng/bạc sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Cả hai xung đột này là lý do khiến giá dầu và lạm phát leo thang, điều đặc biệt có tác động thúc đẩy cho giá vàng..

4. Xu hướng biến động của giá vàng và bạc trên thế giới

Bạc là loại dễ thay đổi hơn so với vàng, nhưng nó thường giao dịch tương đối song song với vàng thỏi. Bạc có xu hướng giữ giá trị trong thời gian thị trường giảm điểm, và tăng giá trong thời gian thị trường tăng trưởng (có độ trễ nhất định).

Vàng có xu hướng tăng giá khi thị trường chứng khoán giảm điểm (có độ trễ). 

Để cập nhật kiến thức chuyên sâu về hàng hóa phái sinh và thông tin thị trường mới nhất, hãy theo dõi VIETCOM – Đầu tư thông thái, gặt hái trường tồn.